Chelsea – Manchester United: Nhà Glazer và nhà Abramovich

methode times prod web bin 5391a432 e02f 11ec baab 53d14c642149

Năm 2003, cùng lúc cả Manchester United và Chelsea đổi chủ mới, một về chủ Mỹ và một về chủ Nga. Sau 17 năm, Chelsea lên hương, còn thành Manchester đỏ lại là câu chuyện buồn và dai dẳng…

Nhà Glazer và cơn thịnh nộ của Manchester United 

“Tôi hiểu rằng một số người hâm mội ghét chúng tôi, trong khi câu lạc bộ đã rất thành công, đó là điều thật phi thường.”
Nếu là một người hâm mộ lâu năm của đội bóng có biệt danh là quỷ đỏ thành Manchester, bạn chắc chắn phải biết câu phát ngôn đó là của ai. Một cách gượng ép cũng không cần phải nói ra chính xác tên của người nói ra câu hỏi đó, hoặc đơn giản chỉ cần tóm gọn lại trong 4 chữ: anh em nhà Glazer.

Vai trò của ba anh em nhà Glazer ở CLB
Vai trò của ba anh em nhà Glazer ở CLB

Trước khi đi sâu tìm hiểu về gia đình người Mỹ trên, hãy xem một so sánh nhỏ. Hồi tháng 9 năm 2020, một một tài khoản Twitter rất có uy tín là SwissRamble đã công bố mới đây đã công bố BXH các đội bóng được ông chủ “bơm” nhiều tiền nhất ở giải Ngoại hạng Anh trong vòng 5 năm trở lại đây. Nếu như Chelsea dẫn đầu BXH nói trên khi tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã đổ số tiền lên tới 440 triệu bảng. Thì Man United lại đứng ở vị trí khiêm tốn nhất, khi giới chủ của mình chỉ bơm tối thiểu 100 triệu bảng từ năm 2015 tới giờ.

Đừng cố tìm nhà Glazer ở Old Trafford, vì hiếm khi nào họ đến sân nhà lắm!
Đừng cố tìm nhà Glazer ở Old Trafford, vì hiếm khi nào họ đến sân nhà lắm!

Dù Arsenal chẳng nhận được xu nào từ ông chủ của mình thì cổ động viên của Pháo thủ vẫn còn cảm thấy may mắn chán so với những gì các Manucians phải chứng kiến và trải qua, đội bóng bóng của họ chẳng những không hưởng lợi mà còn trả ngược lại cho nhà Glazer số tiền cổ tức trị giá 89 triệu bảng. Tương đương với khoản phí đội chủ sân Old Trafford đã bỏ ra để có được sự phục vụ của Paul Pogba.
Trong bảng thống kê này, cũng hoàn toàn có thể nhận thấy hai cách làm bóng bóng đá khác nhau của Chelsea và Man United, mà giới chủ của họ là đại diện rõ ràng nhất.

Câu chuyện về nhà Glazer – Những con quỷ hút máu của Manchester United

Joel Glazer, một thành viên thuộc gia đình người Mỹ này nói không sai. Kể từ khi Sir Alex Ferguson chia tay Old Trafford, MU có thể như con thuyền lạc lối trong làng bóng đá xứ sở sương mù, nhưng trong kinh doanh, họ là con quỷ khiến cả châu u thèm muốn được như vậy. Có thể sự hiện diện của Sir Alex cùng thành công mà ông đem về sân Old Trafford khiến người ta không quan tâm đến cách thức những ông chủ đến từ Mỹ hoạt động. Chỉ đến khi Sir rời câu lạc bộ, không khó để nhận thấy đội bóng chỉ đóng vai trò như một phương tiện tiếp tục cung cấp sự giàu có cho chủ sở hữu.

Bàn thắng siêu phẩm trong các siêu phẩm của Rooney
Bàn thắng siêu phẩm trong các siêu phẩm của Rooney

Quay trở lại những ngày xưa, chỉ vài giây sau khi Wayne Rooney ghi bàn đưa Man Utd vượt lên dẫn trước CLB Debrecen của Hungary ở Champions League vào tháng 8/2005, Bryan Glazer, một trong ba người con của Malcolm Glazer – chủ mới Man Utd vài tháng trước đã thốt lên câu nói kinh điển nhất mọi thời đại tại sân Old Trafford: “Ơ, cái quái gì xảy ra với trái bóng thế”

   Xem thêm: Rooney và Ronaldo chuyện chưa kể hậu World Cup
Hôm đó, 3 anh em nhà Glazer, bao gồm Bryan và Joel, Avie xem trận đấu đầu tiên của họ tại Old Trafford với cương vị là ông chủ của đội bóng. Và đây là lần đầu tiên họ xem bóng đá trong đời họ! 

Đổi lại bằng câu nói của giới chủ: "Ơ, cái quái gì xảy ra với trái bóng thế"
Đổi lại bằng câu nói của giới chủ: “Ơ, cái quái gì xảy ra với trái bóng thế”

Trong suy nghĩ của Bryan, suy nghĩ của 1 người Mỹ bản địa, bóng đá cũng như bóng chày hay bóng bầu dục. Một vị giám đốc Điều hành khi đó đã phải lên tiếng giải thích: “À thì, bàn thắng đã được ghi và trận đấu tiếp tục”. Gương mặt của ông chủ mới Man United dài thộn ra. Sau đó cả ba về trên xe cảnh sát với sự bảo vệ của 100 cảnh sát trước đám đông giận giữ hơn 300 người liên tục hát “Chết đi, nhà Glazer chết đi” .

Khi dân kinh tế Mỹ đi làm bóng đá! 

Rõ ràng, bạn cần có nền tảng văn hóa đủ để điều hành một đội bóng, nhưng những người Mỹ ở đây thì không.
Với cái cái đầu và và tư duy kinh doanh của người Mỹ, nhà Glazer không quan tâm tới cái gì gọi là lịch sử, truyền thống, bản sắc của câu lạc bộ. Mà thay vào đó, họ tìm mọi cách khai thác giá trị hình ảnh, tăng tính thương mại, đút tiền vào túi.

Lúc nào nhà Glazer đến Old Trafford bạn sẽ biết ngay
Lúc nào nhà Glazer đến Old Trafford bạn sẽ biết ngay

Các chiến lược thương mại béo bở của nhà Glazer tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, chóng mặt đối với Man Utd, thậm chí được các CLB sao chép nguyên bản vì nó quá hiệu quả. Ít nhất là về mặt kinh tế. Họ nhanh tay ôm trọn hợp đồng với Etihad Airways với tư cách là nhà tài trợ áo đấu sau khi có thông tin hãng này muốn tài trợ cho Manchester City.

Fan sẽ thông báo cho mọi người biết bằng nhiều cách khác nhau
Fan sẽ thông báo cho mọi người biết bằng nhiều cách khác nhau
Bằng câu "Glazer Out đặc trưng"
Bằng câu “Glazer Out đặc trưng”

Nhà Glazer mua MU với cái giá 790 triệu bảng vào năm 2005, bây giờ, sau 18 năm, họ rao bán nó với giá từ 5 tỷ bảng trở lên. Nếu ngày trước, gần một nửa doanh thu thương mại chính của MU đến từ những ngày tổ chức trận đấu, từ tiền bán vé, bán áo đấu, bán quà lưu niệm, thì hiện tại các bản hợp đồng tài trợ, quảng cáo đã đem về số tiền gấp đôi so với những ngày tổ chức trận đấu. Chưa kể tiền bản quyền truyền hình cũng thay đổi chóng mặt. Lượng người theo dõi trên các mạng xã hội lên tới hơn 1,1 tỷ người.cho phép CLB sống ổn trong thời kỳ Covid hoành hành.

   Xem thêm: Manchester United và cú tát vào thành Paris
Sau 15 năm, kể từ khi chi 270 triệu bảng để thực hiện thương vụ thâu tóm Man United với giá 790 triệu bảng, tất nhiên phần tiền còn lại hoàn toàn đi vay và được đảm bảo bằng tài sản của chính câu lạc bộ. Loại thỏa thuận này được biết đến với tên gọi là “đòn bẩy tín dụng”, cho phép nhà Glazer mua câu lạc bộ mặc dù thiếu tiền, một thủ thuật và chiêu trò rất riêng của giới kinh doanh.

Và hậu quả sau 17 năm!

Nhà Glazer coi MU là cây ATM
Nhà Glazer coi MU là cây ATM

Một CLB từ chỗ không có khoản nợ nào kể từ năm 1931, Man United chìm trong nợ nần với 1,5 tỷ bảng, gồm tiền nợ, các khoản phải trả khác và còng lưng nuôi nhà Glazer với khoản lãi 62 triệu bảng mỗi năm.
Với 97% cổ phần nằm trong tay nhà Glazer, họ vẫn đang giàu lên qua từng năm. Khi chủ bạn là dân kinh tế, thứ họ quan tâm là giá trị của bạn, chứ dăm ba cái cúp nhà Glazer không để tâm vì chỉ có giá trị lưu niệm chứ chả làm được gì nữa cả.

Tất nhiên con giun xéo lắm cũng quằn, và sự chịu đựng của CĐV Mancheseter United đã vỡ vụn khi nhà Glazer rao bán Manchester United với cái giá hơn 5 tỷ bảng! 
Có sáu anh chị em nhà Glazer chia sẻ các vị trí trong “Ban quản trị” nhưng Joel là sếp sòng. Ông ta dành tám tiếng để điều hành Manchester United từ Washington DC, nhưng không phải là xem chiến thuật hay họp với HLV! Ông chỉ xem hợp đồng nào béo bở, tiền đã về hay chưa với bức tranh khổng lồ về George Best treo ở bức tường phía sau! 

Tiền vẫn lấy mà sân thì xuống cấp
Tiền vẫn lấy mà sân thì xuống cấp

Thực chất công việc của Joel tại Manchester United không hề nặng nề gì, ông chỉ có việc xem báo cáo, kí hay không kí văn bản mua bản cầu thủ nếu cảm thấy họ có giá trị. 7 năm hậu kỷ nguyên Sir Alex Ferguson, Man United là đội được đồn thổi nhiều nhất trên thị trường chuyển nhượng. “Đồn 100, nhắm 10, mua 1”. Thật buồn nhưng đó là cách mà cổ động Quỷ đỏ trải qua mỗi chuyển nhượng.
Để cân bằng tài chính, Các khoản vay của đội bóng vẫn ở con số gần 430 triệu bảng, Phó Chủ tịch Ed Woodward – một người siêu về tài chính nhưng kỹ năng chuyên môn bóng đá có thể gần chạm tới con số 0, buộc phải nói với các huấn luyện viên rằng, quỹ chuyển nhượng bị hạn chế. Nếu không có các giao dịch béo bở thì những khoản nợ khổng lồ đổ vào câu lạc bộ có thể được cho là không thể quản lý được.

Woodward góp phần khiến công nợ của MU lên đến đỉnh điểm
Woodward góp phần khiến công nợ của MU lên đến đỉnh điểm

Đó cũng là lời giải thích hợp lý nhất cho báo cáo của SwissRamble.
Ole Gunnar Solskjaer và cổ động viên muốn được thấy đầu tư nhiều hơn vào tài năng trên sân cỏ chứ không phải là dữ llệu và đi… trả nợ.
Evra từ thất vọng đến mức phát cáu chỉ muốn đấm vào mặt những người đang làm công tác chuyển nhượng của Man United. Nhớ lại về quãng thời gian thành công trước đây, thời Sir Alex còn tại vị, Fergie luôn có sự đồng hành của Giám đốc thể thao David Gill, M.U mua rất ít nhưng toàn hàng xịn. Đó là những Rio Ferdinand, Nemanja Vidic, Robin Van Persie,… trong suốt kỷ nguyên thành công của mình.

Hai bom xịt Bebe và Falcao cho thấy sự thiếu hiểu biết của BLĐ Man Utd
Hai bom xịt Bebe và Falcao cho thấy sự thiếu hiểu biết của BLĐ Man Utd

Còn hiện tại, Woodward thậm chí mang về Radamel Falcao và Bebe chỉ sau cuộc nói chuyện với Jorge Mendes mà thậm chí còn không biết hai cầu thủ đó là ai. Chỉ với hai bản hợp đồng đó, đủ cho người hâm mộ Quỷ đỏ nhận ra, bao năm qua nhà Glazer chả làm gì ngoài lấy tiền của Manchester United cả! 

Chơi lớn thế này chỉ có thể là fan Quỷ đỏ
Chơi lớn thế này chỉ có thể là fan Quỷ đỏ

Các cổ động viên đã thuê chuyên cơ với biểu ngữ #Glazersout hòng thể hiện mong muốn đuổi các thương nhân người Mỹ khỏi đội bóng. Nhưng đổi lại là câu nói khinh khỉnh của Joel.

Người Nga nhiệt huyết và nóng tính

Nhưng bên cạnh đó, phía bên kia nước Anh, ở thành London cũng có 1 đội bóng đổi chủ cùng lúc với Manchester United, nhưng lại là câu chuyện khác. Cũng từ SwissRamble, Chelsea đã thu về lợi nhuận kỷ lục 143 triệu bảng ở Premier League từ việc bán cầu thủ trong năm tài chính 2019/2021. Con số này cao hơn gấp đôi so với đội xếp thứ hai là Leicester City, và được tạo ra nhờ việc bán Eden Hazard, Alvaro Morata & Mario Pasalic.

Ban đầu Abramovich dự định đổ 30 triệu bảng cho Chelsea, nhưng lại duyệt chi đến 150 củ bảng
Ban đầu Abramovich dự định đổ 30 triệu bảng cho Chelsea, nhưng lại duyệt chi đến 150 củ bảng

Tại Chelsea họ có một hệ thống quản lý khá hoàn hảo trong quản lý, cân bằng giữa làm bóng đá và làm ăn. Ngay cả bản hợp đồng mới với Tuchel, Chelsea cũng chỉ cho thời hạn 18 tháng, đúng bằng thời gian tại vị của Frank Lampard. Chelsea không đầu tư dài hạn vào một huấn luyện viên.
Chelsea có bất công với Lampard? Có một phần, nhưng đó là điều “không thể tránh khỏi”. Ngay bản thân huấn luyện viên 42 tuổi cũng đã nghĩ tới trát sa thải dành cho mình được đưa ra sau trận thua Leicester City. Đúng là ngay từ đầu tháng 12, đội chủ sân Stamford Bridge đã suy nghĩ về các phương án tiềm năng. Nữ giám đốc Marina Granovskaia là một người rất ngưỡng mộ Mauricio Pochettino, nhưng khi đó đã nói rõ“không muốn chờ đợi”.

Arjen Robben đến Chelsea với mức giá 18 triệu dưới thời Abramovich
Arjen Robben đến Chelsea với mức giá 18 triệu dưới thời Abramovich
Chiếc cúp UCL đầu tiên của Chelsea và cũng của Abramovich
Chiếc cúp UCL đầu tiên của Chelsea và Abramovich

Cối xay HLV mang tên Chelsea 

Danh sách các HLV dưới thời Abramovich
Danh sách các HLV dưới thời Abramovich

Chúng ta đã nói quá nhiều về sự thiếu kiên nhẫn với các HLV của BLĐ Chelsea. Nhiều năm qua, The Blues vẫn được biết đến là một chiếc cối xay với những HLV. Không một ai có thể trụ lại đây quá 3 mùa giải dù đó có là người đặc biệt Mourinho hay chiến lược gia cùng họ nâng cao chức vô địch UEFA Champions League, Roberto Di Matteo.
Tiền bạc không phải là vấn đề với ông chủ của The Blues. Bằng chứng là khi nhiều đội bóng lao đao giữa đại dịch Covid-19 thì Chelsea vẫn sống khỏe, thậm chí họ còn dùng khách sạn của CLB để hỗ trợ chính phủ vượt qua khủng hoảng.

Chelsea cho chính phủ Anh mượn khách sạn Millennium nhằm hỗ trợ chống dịch bệnh
Chelsea cho chính phủ Anh mượn khách sạn Millennium nhằm hỗ trợ chống dịch bệnh

Nhưng, thành tích và danh hiệu là sự ám ảnh đến tột cùng với vị tỷ phú người Nga. Triều đại của Frank Lampard chấm dứt cũng bởi sự giận dữ của nhà tài phiệt 54 tuổi. Với Abramovich, khi ông đã bỏ tiền đầu tư thì lập tức phải có thành tích, bằng không HLV sẽ phải ra đi, bất kể có là ai chăng nữa và huyền thoại sống như Lampard cũng không phải ngoại lệ.

Chelsea thời Abramovich thâu tóm gần hết mọi danh hiệu có thể lấy được!
Chelsea thời Abramovich thâu tóm gần hết mọi danh hiệu có thể lấy được!

Những cánh tay phải đắc lực của giới chủ Nga

Hỗ trợ cho ông chủ người Nga là hai cánh tay đắc lực, chủ tịch Bruce Buck và giám đốc điều hành Marina Granovskaia. Đây là hai người đã gắn bó với Roman Abramovich từ khi ông mua lại Chelsea năm 2003.
Nói về Bruce Buck, vị chủ tịch người Mỹ này xuất thân là một luật sư. Ông có dịp gặp gỡ và tư vấn cho Abramovich vào năm 1988. Chính Bruce Buck là người đã thực hiện các thủ tục pháp lý trong thương vụ mua lại Chelsea với giá 140 triệu bảng của Roman Abramovich và được chỉ định trở thành chủ tịch đội bóng. Hơn 17 năm trôi qua, vị luật sư ngày nào giờ thay thế ông chủ người Nga nắm giữ quyền lực tối cao tại Stamford Bridge dù năm nay Bruce Buck đến năm 74 tuổi và chỉ mới từ chức vào tháng 7 năm 2022 sau 19 năm tại vị!

Bruce Buck từ chức vào tháng 7 năm 2022 sau 19 năm tại vị
Bruce Buck từ chức vào tháng 7 năm 2022 sau 19 năm tại vị

Nhưng nhắc đến sự trỗi lên của đế chế The Blues mà không thể không nhắn đến Marina Granovskaia sinh năm 1975, là người Canada gốc Nga. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học năm 1997 bà đã lập tức vào làm việc cho tập đoàn của Roman Abramovich. Năm 2014, sau một thời gian dài cống hiến, Marina được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc điều hành của Chelsea, kiểm soát toàn bộ công tác chuyển nhượng cũng như kinh tế của đội bóng. Đảm nhận cương vị mới tại Stamford Bridge, bà bà đầm đầm thép của Chelsea đã được tạp chí The Times nhận định là “Người phụ nữ quyền lực nhất bóng đá thế giới”.

Chủ tịch Bruce Buck và giám đốc điều hành Marina Granovskaia thường xuyên ra sân xem đội nhà, trái ngược với nhà Glazer
Bruce Buck và Marina Granovskaia thường xuyên ra sân xem đội nhà, trái ngược với nhà Glazer

Kể từ khi lên nắm quyền, Marina Granovskaia đã giúp Chelsea tạo ra giá trị kinh tế to lớn, giảm sự phụ thuộc vào hầu bao của ông chủ Abramovich. Trong khoảng 5 năm qua, Chelsea là CLB hiếm hoi của Châu Âu luôn có lãi sau mỗi mùa bóng.

Trái ngọt Chelsea của giới chủ Nga sau 17 năm 

 Những bản báo cáo tài chính đẹp không tì vết, những thương vụ chuyển nhượng thuận mua vừa bán của Marina giúp cho tỷ phú người Nga không cần phải lo lắng quá nhiều cho đội bóng con cưng.
Lò đào tạo của Chelsea cũng bắt đầu hái quả ngọt khi kế hoạch tìm kiếm các “viên ngọc thô” ở London và mài giũa họ trở thành ngôi sao sáng gần đây bắt đầu phát huy tác tác dụng mà tổng mức phí chuyển nhượng của họ ước tính khoảng 500 triệu bảng.

 
Khác với nhà Glazer, mỗi khi Abramovich xuất hiện, cả sân Stamford Brigde như được tiếp thêm sức sống
Mỗi khi Abramovich xuất hiện, cả sân Stamford Brigde như được tiếp thêm sức sống

Năm 2019 là năm Chelsea tự hào nhất vì đã gặt được quả ngọt từ lò đào tạo trẻ với hàng loạt cái tên đình đám bây giờ: Hudson-Odoi, Mason Mount, Tammy Abraham hay Reece James. Hay Andreas Christensen, người đã có lần ra sân thứ 100 trong màu áo Chelsea ở vòng 5 FA Cup. Được biết, kể từ thời John Terry, Christensen là cầu thủ đầu tiên bước ra từ học viện câu lạc bộ thiết lập được thành tích này.
Đó là còn chưa tính đến vài gương mặt khác đã chia tay The Blues trong khoảng thời gian qua. Trường hợp tiêu biểu chính là Declan Rice, Nathan Ake, Ryan Bertrand hay Tariq Lamptey.
Dàn sao mai trưởng thành từ Chelsea có chất lượng nên đương nhiên họ sở hữu mức phí không hề rẻ. Ví dụ tiêu biểu là cái tên Hudson-Odoi, người được Bayern Munich định giá 70 triệu bảng vào năm 2020.

Anh em nhà Odoi là sản phẩm của lò đào tạo trẻ Chelsea
Anh em nhà Odoi là sản phẩm của lò đào tạo trẻ Chelsea

Giá trị khủng của Odoi chỉ là 1 ví dụ cho cách làm ăn có đầu óc của giới thượng tầng Chelsea.
Cũng là hướng về lợi ích, nhưng khó mà đặt lên bàn cân so sánh nhà Glazer vs ông chủ người Nga của The Blues. Ít nhất là sự đồng thuận từ người hâm mộ và thành tích của đội bóng.

Kết 

Hai đội bóng, một câu chuyện nhưng lại ra hai kết quả khác nhau càng chỉ rõ hơn, đam mê với bóng đá chưa đủ. Để thành chủ của đội bóng, bạn phải có cả tiền, đam mê và khả năng như Abramovich thì mới có thể gọi là làm bóng đá đàng hoàng được! 

ĐĂNG KÍ NGAY ONBET88
Tắt Quảng Cáo